Câu hỏi: Công ty chúng tôi mới thành lập và có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu. Luật sư có thể hỗ trợ Công ty tôi được không? Cảm ơn rất nhiều.
Trả lời:
Lời đầu tiên, CÔNG TY trân trọng cảm ơn Quý Công ty đã yêu mến và tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Kính chúc Quý Công ty ngày càng phát triển và thành công!
- Căn cứ nội dung trao đổi và thông tin, tài liệu Quý Công ty cung cấp;
- Căn cứ nhu cầu dịch vụ pháp lý thực tế của Quý Công ty và các quy định pháp luật hiện hành;
Chúng tôi có Ý kiến tư vấn chi tiết liên quan đến điều kiện, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cụ thể như sau:
I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
1. Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất số 07/VBHN-VPQH do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 25/6/2019
2. Nhãn hiệu là gì?
Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất số 07/VBHN-VPQH quy định về Nhãn hiệu:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
3. Điều kiện bảo hộ đối khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất số 07/VBHN-VPQH quy định, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Như vậy, yếu tố tiên quyết và quan trọng của nhãn hiệu là có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác. Việc đăng ký nhãn hiệu được xem là giải pháp cho doanh nghiệp để bảo hộ “thương hiệu” của mình và tránh những rủi ro pháp lý như bị kiện tụng, tịch thu hàng hóa, bị buộc tội cung cấp hàng giả, hàng nhái.
-
Đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo thông tin Quý Khách hàng cung cấp qua email, hiện nhãn hiệu “********” đã từng bị Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ do có dấu hiệu trùng và dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được cấp văn bằng đăng ký bảo hộ. Đây là dấu hiệu của nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt quy định rõ tại điểm g khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ hợp nhất số 07/VBHN-VPQH:
“g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên”
-
Ý kiến tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
Qua trao đổi thông tin qua email, nhãn hiệu “*******” ngay từ khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lên Cục Sở hữu trí tuệ không được kiểm tra trước về tính khả thi của việc đăng ký bảo hộ thành công. Bước tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu là không bắt buộc, nhưng đây là điều kiện tối cần thiết để xác định:
- Có nhãn hiệu nào giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của khách hàng đã được đăng ký trước.
- Dựa trên kết quả tra cứu đẻ sửa đổi, thay thế mẫu nhãn hiệu để đảm bảo khả năng được chấp thuận về sau.
- Biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu (90%) thay vì đợi 16-18 tháng sau mới biết kết quả chính thức.
- Biết được nhãn hiệu Khách hàng định sử dụng có xâm phạm một bên nào khác đã đăng ký trước hay không.
Để được tư vấn chi tiết về trình tự thủ tục này, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Vilawco để được hỗ trợ.
VILAWCO – Vững pháp lý, trọn niềm tin
Địa chỉ: 115 Đường số 1, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 035.3699.332 – Ms. Thùy / 096.244.2073 – Mr. Tấn