Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

Để đạt được sự phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tạo dựng và khẳng định vị thế của sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc đáp ứng được các quy định của pháp luật và xây dựng lòng tin từ phía khách hàng cũng là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, việc thành lập công ty không chỉ là một bước cần thiết mà còn là một bước quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển.

Mốt số điểm cần lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp

*Các loại hình doanh nghiệp:

–           Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

–           Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

–           Công ty hợp danh

–           Công ty cổ phần

–           Doanh nghiệp tư nhân

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu thực tế của khách hàng và số lượng tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn. Ngoài ra, cần xem xét cả khả năng huy động vốn trong tương lai của ngành nghề kinh doanh. Bằng cách cân nhắc các yếu tố này, Quý khách sẽ có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất để phát triển kinh doanh.

*Vốn điều lệ của doanh nghiệp:

Theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ của một công ty bao gồm tổng giá trị các tài sản mà các chủ sở hữu hoặc thành viên đã cam kết đóng góp khi thành lập công ty hoặc mệnh giá các cổ phần đã được đăng ký mua.

Để góp vốn vào công ty, các tài sản có thể được sử dụng bao gồm đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và các tài sản khác có thể được định giá bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các tài sản không phải là đồng Việt Nam, cần thẩm định giá bởi các thành viên hoặc cổ đông sáng lập để định giá thành đồng Việt Nam. Nếu giá trị được định giá của tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn, các chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông sáng lập sẽ phải liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản.

*Ngành nghề của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp có thể được tự do kinh doanh cách ngành, nghề mà pháp luật không cấm, đối với những ngành nghề có điều kiện cần phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật điều chỉnh.

thành lập doanh nghiệp

Quy trình thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp

  1. Quy trình xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thực hiện đăng ký thành lập

Hồ sơ chuẩn bị, bao gồm:

–    Giấy đề nghị đăng ký thành lập (theo mẫu);

–    Điều lệ Công ty;

–    Danh sách thành viên/danh sách cổ đông (đối với Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên và Công ty Cổ phần)

–    Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý (CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với cá nhân, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức)

–    Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với Nhà đầu tư nước ngoài)

Bước 2: Tiến hành kê khai nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh và xử lý sửa đổi bổ sung (nếu có)

Bước 4: Nhận kết quả.

  1. Quy trình thực hiện của Vilawco

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng

Kiểm tra và đánh giá thông tin khách hàng cung cấp

Bước 2: Soạn thảo theo yêu cầu

Soạn thảo hồ sơ và gửi khách hàng ký tên (trong vòng 01 ngày làm việc)

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập

Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và Đầu tư

Bước 4: Trả kết quả

Bàn giao kết quả, hồ sơ lưu và con dấu pháp nhân cho khách hàng

(7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ)

Bước 5: Hỗ trợ sau thành lập và tư vấn các công việc liên quan

Tư vấn một số công việc cần thực hiện sau thành lập doanh nghiệp.

Để được tư vấn chi tiết về trình tự thủ tục này, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Vilawco để được hỗ trợ.

VILAWCOVững pháp lý, trọn niềm tin

Địa chỉ: 115 Đường số 1, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 035.3699.332 – Ms. Thùy / 096.244.2073 – Mr. Tấn   

Leave Comments

0876 079 899
0876079899