Hướng dẫn xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 được cụ thể tại Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP thông qua ngày 06/9/2022 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Hội đồng thẩm phán TAND
Hướng dẫn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Điều kiện căn cứ phát sinh:
-
Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;
-
Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần, trong đó:
- Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.
- Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.
-
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại
Hướng dẫn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015
“Người gây thiệt hại, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”
-
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Ví dụ 1: Nhà của A được xây dựng, đang sử dụng bình thường và không có dấu hiệu hư hỏng. Một cơn lốc xoáy bất chợt, không được dự báo trước đã cuốn mái nhà của A vào người đi đường gây thiệt hại. Trường hợp này là sự kiện bất khả kháng nên A không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Ví dụ 2: Có thông tin bão, A đã tiến hành các biện pháp phòng chống bão theo hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương. Tuy nhiên, cơn bão quá mạnh đã làm tốc mái nhà của A và gây thiệt hại cho người đi đường. Trường hợp này là sự kiện bất khả kháng nên A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
-
Lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại là toàn bộ thiệt hại xảy ra đều do lỗi của người bị thiệt hại, người gây thiệt hại không có lỗi.
- A lái xe ô tô (thuộc sở hữu của mình) theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ, C lao vào xe ô tô của A đang đi trên đường để tự tử. Trường hợp này, A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi hoàn toàn của C.
Hướng dẫn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015
“Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ Luật Dân Sự 2015”
-
Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị Quyết 02/2022/NQ-HĐTP. Chủ sở hữu tài sản được xác định tại thời điểm tài sản gây thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp tài sản đang được giao dịch thì phải xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu để xác định chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại.
- Ví dụ: A bán nhà cho B, hợp đồng mua bán nhà đã được công chứng, B đã giao 80% tiền mua nhà cho A nhưng chưa nhận nhà thì nhà bị cháy, lan sang cháy nhà C gây thiệt hại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Nhà ở năm 2014 thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm bên mua đã thanh toán đủ tiền và nhận nhà, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp này, B chưa thanh toán đủ tiền và chưa nhận bàn giao nhà nên A chưa chuyển giao quyền sở hữu nhà cho B. Vì vậy, A vẫn là chủ sở hữu hợp pháp đối với ngôi nhà và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C.
-
Người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại nếu đang nắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản tại thời điểm gây thiệt hại.
- Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phân biệt:
- Nếu A thuê B lái xe ô tô và trả tiền công cho B, việc sử dụng xe ô tô là do A quyết định. Trong trường hợp này, A là người chiếm hữu, chi phối đối với xe ô tô. Do đó, A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Nếu A giao xe ô tô cho B thông qua hợp đồng cho thuê tài sản hợp pháp, việc sử dụng xe ô tô là do B quyết định. Trong trường hợp này, B là người chiếm hữu, chi phối đối với xe ô tô. Do đó, B phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phân biệt:
Hãy đến với VILAWCO để cảm nhận sự hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp của chúng tôi trong lĩnh vực hỗ trợ thủ tục hành chính và lĩnh vực tư vấn nói chung. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp những dịch vụ tư vấn uy tín giúp cho khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý & quản trị một cách nhanh chóng và hiệu quả.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA:
VILAWCO – Vững pháp lý, trọn niềm tin
Địa chỉ: 115 Đường số 1, P. Bình Hưng Hòa A, Q, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 0876 079 899