Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Khái niệm cơ bản

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là một loại giấy chứng nhận cấp cho các cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Chứng chỉ này thường được yêu cầu bởi các cơ quan chức năng như Bộ Xây dựng hoặc các địa phương để đảm bảo rằng người thực hiện công việc đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

Để đạt được chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, người đăng ký cần phải qua một khóa đào tạo hoặc học tập về các kỹ năng và kiến thức cần thiết trong lĩnh vực xây dựng. Sau đó, họ sẽ phải trải qua một bài kiểm tra để chứng minh rằng họ có đủ năng lực để thực hiện công việc trong lĩnh vực xây dựng.

Các loại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại công việc mà người đăng ký muốn thực hiện.

Ví dụ, một người muốn trở thành kiến trúc sư sẽ cần phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho kiến trúc sư, trong khi một người muốn trở thành thợ sửa chữa mái sẽ cần phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho thợ mái.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

2. Khái niệm về pháp lý

Căn cứ pháp lý Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021

  • Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?

Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định khoản 1 Điều 83 này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 83. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII.

Căn cứ khoản 7 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

    • Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VIII;   
    • Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

Mã số chứng chỉ năng lực là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức.

  • Các hoạt động xây dựng cần chứng chỉ năng lực

Căn cứ khoản 1 Điều 83 quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau:

    • Khảo sát xây dựng;
    • Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
    • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
    • Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
    • Thi công xây dựng công trình;
    • Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
    • Kiểm định xây dựng;
    • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  • Các trường hợp không yêu cầu phải chứng chỉ năng lực

Căn cứ khoản 3 Điều 83 quy định vềcác trường hợp không bắt buộc về đáp ứng điều kiện chứng chỉ năng lực theo quy định như sau:

    • Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21);
    • Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22;
    • Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23;
    • Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
    • Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
    • Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
    • Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
    • Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014, Điểm c Khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020,
  • Hiệu lực của Chứng chỉ

Căn cứ theo khoản 5 Điều 83 thì Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Do đó mã số chứng chỉ năng lực sẽ được cấp 1 lần không thay đổi

Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

  • Trường hợp cấp, thu hồi, gia hạn chứng chỉ năng lực

    • Trường hợp cấp chứng chỉ năng lực

Tại khoản 1 Điều 84 quy định về chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau:

      • Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu; điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
      • Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực;
      • Cấp lại khi chứng chỉ năng lực cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin;
      • Gia hạn chứng chỉ năng lực.
    • Trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 84 như sau:

      • Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;
      • Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định;
      • Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;
      • Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;
      • Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực;
      • Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền;
      • Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;
      • Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định.
  • Các trường hợp thực hiện xin cấp lại

Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp quy định tại trường hợp “Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực”, “Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực”, “Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực” được đề nghị cấp chứng chỉ năng lực sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực như trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu.

Tổ chức đã bị thu hồi chứng chỉ năng lực thuộc trường hợp “Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực” được cấp lại chứng chỉ năng lực theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 90.

Tổ chức thực hiện việc gia hạn chứng chỉ năng lực trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Sau thời hạn này, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động xây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thực hiện như đối với trường hợp cấp lần đầu.

**Hỗ trợ thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng**

Bạn đang tìm địa chỉ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực hạng 2, 3 tại TP.HCM và các tỉnh/ thành phố khác từ Đà Nẵng trở vào trên lãnh thổ Việt Nam. Bạn tốn thời gian vì không đủ điều kiện, thủ tục và hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo đúng quy định của pháp luật xây dựng?

 

VILAWCO là địa chỉ tư vấn chứng chỉ năng lực hạng 2, 3 nhanh chóng, uy tín hiện nay. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trong bài viết dưới đây hoặc liên hệ chúng tôi để được tư vấn.

Để được tư vấn chi tiết về trình tự thủ tục này, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Vilawco để được hỗ trợ.

VILAWCOVững pháp lý, trọn niềm tin

Địa chỉ: 115 Đường số 1, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 035.3699.332 – Ms. Thùy / 096.244.2073 – Mr. Tấn   

Leave Comments

0876 079 899
0876079899