ĐIỀU KIỆN KINH DOANH SHOP BÁN QUẦN ÁO

Trong thời đại hiện nay, khi thị trường quần áo trở nên sôi động và đầy tiềm năng, nhu cầu kinh doanh trong lĩnh vực này đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh các bạn trẻ đang có xu hướng khởi nghiệp và bắt đầu kinh doanh từ khi còn trẻ, thường chưa có số vốn lớn trong tay. Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu đủ kiến thức để thực hiện đúng và đầy đủ các điều kiện kinh doanh quần áo theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết dưới đây của Vilawco nhằm cung cấp đến quý khách hàng những thông tin chi tiết nhất về điều kiện kinh doanh quần áo, nhằm giúp tránh những rủi ro về mặt pháp lý khi bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Như vậy, theo quy định trên, việc đăng ký kinh doanh khi kinh doanh quần áo là bắt buộc khi việc kinh doanh quần áo được thực hiện dưới hình thức:

– Một hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập, sinh lợi đóng vai trò là nguồn thu nhập chính; và

– Không thuộc vào các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

– Có hoạt động nhập khẩu sản phẩm từ thị trường nước ngoài và các đơn vị nội địa

– Có địa điểm cụ thể để lưu trữ và trưng bày sản phẩm, hàng hóa

– Có các hoạt động quảng bá, quảng cáo thương mại

– Có các hoạt động liên quan đến thuế quan, tài chính

Các hình thức đăng ký kinh doanh shop bán quần áo:

Thành lập hộ kinh doanh

– Thành lập doanh nghiệp

Điều kiện kinh doanh quần áo

Điều kiện kinh doanh Hình thức mở hộ kinh doanh Hình thức thành lập doanh nghiệp
Điều kiện về số lượng lao động Không giới hạn số lượng lao động. Không giới hạn số lượng lao động.
Điều kiện về địa điểm kinh doanh Không giới hạn địa điểm kinh doanh, không được lập chi nhánh, văn phòng đại diện khác. Không giới hạn địa điểm kinh doanh: có trụ sở giao dịch ổn định, có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

 

Điều kiện về con dấu và pháp nhân Không có con dấu và không có tư cách pháp nhân Phải có con dấu doanh nghiệp và có tư cách pháp nhân độc lập
Điều kiện về tên Bao gồm thành tố “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Bao gồm ít nhất hai thành tố loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp.
Điều kiện về thuế Kinh doanh quần áo dưới hình thức hộ kinh doanh phải đóng 3 loại thuế:

– Thuế môn bài;

– Thuế giá trị gia tăng;

– Thuế thu nhập cá nhân.

Kinh doanh quần áo dưới hình thức thành lập công ty phải đóng 3 loại thuế như sau:

– Thuế môn bài;

– Thuế giá trị gia tăng;

– Thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Đối với người đại diện theo pháp luật phải đóng thêm Thuế thu nhập cá nhân.

Thủ tục kinh doanh quần áo với hình thức đăng ký hộ kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị thông tin

– Ngành nghề kinh doanh; Tên hộ kinh doanh; Địa chỉ trụ sở

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

– Giấy đề nghị; Bản sao CCCD/ Hộ chiếu; Giấy ủy quyền

Bước 3: Nộp hồ sơ

– Đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trực thuộc

– Hình thức: Trực tuyến chứng thực bằng chữ ký số hoặc trực tiếp

– Nộp lệ phí: Tùy theo mức tính phí, lệ phí của mỗi địa phương

– Nhận GCN ĐKHKD

Bước 4: Đăng bố cáo & thủ tục thuế

– Treo bảng hiệu

– Đăng ký kê khai thuế

– Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài

Thủ tục kinh doanh quần áo với hình thức đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị thông tin

– Loại hình doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; Tên doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở; Thành viên; Vốn điều lệ; Người đại diện

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

– Giấy đề nghị; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên; Bản sao CCCD/ Hộ chiếu; Giấy ủy quyền

Bước 3: Nộp hồ sơ

– Đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trực thuộc

– Hình thức: Trực tuyến

– Nộp lệ phí 109.900 đồng

– Nhận GCN ĐKDN

– Đăng bố cáo thành lập

Bước 4: Đăng bố cáo & thủ tục thuế

– Treo bảng hiệu

– Đăng ký chữ ký số

– Đăng ký tài khoản ngân hàng

– Đăng ký kê khai thuế

– Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài

– Thông báo mẫu hóa đơn GTGT

– Phát hành hóa đơn GTGT

– Và các thủ tục khác nếu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Quý khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn và tìm hiểu thêm thông tin về kinh doanh shop quần áo hoặc kinh doanh các mặt hàng khác, xin vui lòng liên hệ Vilawco để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!


HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA:

VILAWCOVững pháp lý, trọn niềm tin

Địa chỉ: 115 Đường số 1, P. Bình Hưng Hòa A, Q, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 0876 079 899

 

 

Leave Comments

0876 079 899
0876079899